Nội dung bài viết
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc có hai quốc tịch đã trở thành một lựa chọn phổ biến đối với nhiều người. Các quốc gia trên thế giới ngày càng chấp nhận và thúc đẩy việc sở hữu đa quốc tịch cho công dân của họ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn danh sách các nước chấp nhận 2 quốc tịch và một số lưu ý liên quan đến chủ đề này!
1. Danh sách các nước chấp nhận 2 quốc tịch
1.1 Các nước ở Châu Âu
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở Châu Âu bao gồm:
- Albania, Bỉ, Croatia, Bosnia & Herzegovina, Armenia, Bulgaria, Síp.
- Ireland, Luxembourg, Kosovo, Latvia, Ý, Malta.
- Cộng hòa Séc, Pháp, Hy Lạp, Đan mạch, Phần Lan, Hungary, Đức, Iceland.
- Bồ Đào Nha, Serbia, Slovenia, Romania, Tây Ban Nha.
- Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy sĩ, Vương quốc Anh, Nga.
Croatia chấp nhận công dân 2 quốc tịch
1.2 Các nước ở Châu Phi
Những nước cho phép 2 quốc tịch ở Châu Phi bao gồm:
- Algeria, Nigeria, Angola, Malawi, Benin, Nam Phi.
1.3 Các nước ở Châu Á
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở Châu Á bao gồm:
- Bangladesh, Israel, Ai Cập, Bahrain.
- Pakistan, Hàn Quốc, Sri Lanka, Philippines, Syria.
1.4 Các quốc gia ở Châu Mỹ
Những nước cho phép 2 quốc tịch ở Châu Mỹ bao gồm:
- Belize, Canada, Bolivia, Mexico, Hoa Kỳ.
- Barbados, Jamaica, Costa Rica, Bolivia, Brazil, Argentina, Chile, Peru.
- Antigua & Barbuda, Grenada, St.Lucia, Dominica, St.Kitts & Nevis.
Nước Mỹ cho phép người dân đa quốc tịch
1.5 Các quốc gia Châu Đại Dương
Các nước chấp nhận 2 quốc tịch ở Châu Đại Dương bao gồm:
- New Zealand, Australia, Vanuatu.
2. Các quốc gia không chấp nhận đa quốc tịch
Có một số quốc gia không chấp nhận đa quốc tịch, như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc. Để xin nhập quốc tịch của những quốc gia này, cư dân phải được chứng nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ như Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi trẻ em và thanh thiếu niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Tuy nhiên, khi đạt tuổi 21, họ sẽ phải từ bỏ quốc tịch khác nếu không muốn mất quốc tịch Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Nước Nhật không chấp nhận người dân từ 21 tuổi trở lên có đa quốc tịch
Đối với Đức, chỉ trẻ em sinh ra với cha/mẹ là công dân Đức hoặc thường trú ở Đức từ ba năm trở lên có thể xin nhập quốc tịch Đức, không cần phải từ bỏ quốc tịch khác. Tuy nhiên, người lớn xin nhập quốc tịch Đức phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.
3. Quyền lợi khi sở hữu 2 quốc tịch
3.1 Về chính trị
Trước hết, quyền lợi chính trị là một ưu điểm của công dân song tịch. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động chính trị của cả hai quốc gia mà bạn là công dân bao gồm quyền bỏ phiếu và thậm chí là quyền ứng cử.
3.2 Công việc
Bạn có quyền tự do làm việc và du lịch giữa hai quốc gia mà không cần xin visa, thời gian lưu trú của bạn là không giới hạn, phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, sở hữu song tịch cũng cho phép bạn làm việc ở cả hai quốc gia mà không cần giấy phép lao động.
3.3 Dịch vụ xã hội
Bạn sẽ được hưởng các dịch vụ xã hội ở cả hai quốc gia và được hưởng các đặc quyền như giáo dục và dịch vụ y tế tương đương với công dân của quốc gia đó.
3.4 Di chuyển
Việc sở hữu cả hai hộ chiếu của hai quốc gia giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi di chuyển, bạn không cần phải xin visa dài hạn và không cần phải làm thủ tục hải quan phức tạp.
Có 2 quốc tịch giúp việc di chuyển giữa các nước dễ dàng hơn
3.5 Sở hữu tài sản
Cuối cùng, sở hữu song tịch cũng mang lại quyền sở hữu tài sản ở cả hai quốc gia. Điều này giúp bạn mua bất động sản và sở hữu tài sản ở cả hai nơi một cách thuận tiện mà không bị hạn chế như công dân của một quốc gia duy nhất.
4. Người Việt Nam được phép có mấy quốc tịch?
4.1 Người Việt sống ở nước ngoài
Theo điều 13, khoản 2, nếu công dân Việt Nam đang sống ở nước ngoài và chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2019, họ vẫn có quyền giữ quốc tịch Việt Nam.
4.2 Người nước ngoài muốn nhập tịch vào Việt Nam
Theo quy định trong điều 19, trường hợp được nhập tịch vào Việt Nam mà không cần phải từ bỏ quốc tịch trước đó nếu:
- Có mối quan hệ thân thích với công dân Việt Nam, ví dụ như vợ/chồng/bố/mẹ/con đẻ.
- Có công hoặc mang lại lợi ích cho đất nước Việt Nam.
4.3 Người muốn nhập tịch lại
Nếu cư dân muốn trở lại quốc tịch Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch hiện tại phải đáp ứng tiêu chí theo điều 23, bao gồm:
- Có bố/mẹ/vợ/chồng/con đẻ là công dân Việt Nam.
- Có công với tổ quốc.
- Có công hoặc mang lại lợi ích cho đất nước Việt Nam.
4.4 Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi
Theo điều 37 của Luật Quốc tịch, trẻ em Việt Nam có bố/mẹ nuôi là người nước ngoài sẽ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Quy định về việc sở hữu 2 quốc tịch tại Việt Nam
5. Giải đáp một số thắc mắc về 2 quốc tịch
5.1 Mang hai quốc tịch có hạn chế gì?
Việc có nhiều quyền lợi cũng đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm tương xứng. Cụ thể như sau:
- Cư dân sở hữu hai quốc tịch phải tuân thủ các quy định pháp luật của cả hai quốc gia.
- Người song tịch phải nộp thuế kép, đóng góp vào cả hai nền kinh tế.
- Đồng thời họ cũng phải đối mặt với quy trình hành chính phức tạp trong các thủ tục liên quan của cả hai nước.
5.2 Một người có thể có tối đa bao nhiêu quốc tịch?
Số lượng quốc tịch mà một người có thể nắm giữ phụ thuộc vào quốc gia mà họ sinh sống. Song tịch giúp thuận lợi cho việc di chuyển, đặc biệt trong những trường hợp liên quan đến gia đình, nhóm người này sẽ giữ hai quốc tịch: quốc tịch nơi họ sinh ra và quốc tịch nơi gia đình họ sinh sống.
Đối với những người đầu tư, việc sở hữu nhiều quốc tịch có thể tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Người đầu tư sẽ nắm giữ 4 – 5 quốc tịch để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của họ trong lĩnh vực này.
Một số thắc mắc về việc sở hữu 2 quốc tịch
Qua bài viết trên, ALLY đã cung cấp một số thông tin về các nước chấp nhận 2 quốc tịch và lợi ích của việc mang song tịch. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chủ đề đa quốc tịch trong quá trình định cư ở nước ngoài. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của ALLY – công ty chuyên tư vấn định cư Canada, đầu tư Châu Âu và quốc tịch Caribbean để cập nhật các bài viết mới liên quan đến chủ đề này.
TÌM HIỂU THÊM: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ CANADA DIỆN TAY NGHỀ
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tòa nhà Opal Office, Văn phòng 03, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 028 9998 9988
Website: https://aiic.vn
Facebook: https://facebook.com/allytuvandautudinhcu
Email: info@aiic.vn