Nội dung bài viết
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, việc sở hữu hai quốc tịch đã trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với nhiều cá nhân và gia đình. Việt Nam có cho 2 quốc tịch không? Trong bài viết này, hãy cùng ALLY khám phá chủ đề này và tìm hiểu về chính sách quốc tịch của Việt Nam nhé!
1. Hai quốc tịch là gì?
Hai quốc tịch được hiểu là một công dân được hưởng quyền lợi, chính sách, đồng thời cũng chịu trách nhiệm pháp lý và pháp luật của hai đất nước khác nhau. Đây là một tình huống pháp lý đặc biệt, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với cá nhân và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có hai quốc tịch trong thực tế, bao gồm xung đột pháp luật giữa các quốc gia, việc nhập quốc tịch mới mà không mất quốc tịch cũ, cũng như trường hợp cha mẹ có quốc tịch khác nhau và sinh con.
Trong quan hệ quốc tế, việc ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương là một biện pháp hiệu quả để giới hạn tình trạng hai quốc tịch. Khi kí kết, các bên có thể thỏa thuận áp dụng nguyên tắc quốc tịch hiệu lực.
Theo nguyên tắc này, người có hai quốc tịch sẽ chỉ được coi là công dân của quốc gia mà họ có mối liên kết chặt chẽ nhất, miễn là họ không chọn quốc tịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Người việt nam có được 2 quốc tịch?
2. Việt Nam có cho 2 quốc tịch không?
Việt Nam có cho 2 quốc tịch không? Câu trả lời là “có” nhưng chỉ đối với một số trường hợp đặc biệt. Luật Quốc tịch Việt Nam, cụ thể là Điều 4, quy định rằng công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ khi có quy định khác. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cho phép một số trường hợp đặc biệt sở hữu hai quốc tịch theo Luật này.
Quốc tịch Việt Nam phản ánh mối liên kết giữa cá nhân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mang lại quyền lợi và trách nhiệm đối với công dân và Nhà nước.
Mọi công dân Việt Nam đều có quyền sở hữu quốc tịch (trừ các trường hợp trong quy định tại Điều 31 của Luật). Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước đại diện cho các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, và tất cả các thành viên của các dân tộc đều được coi là công dân có quốc tịch Việt Nam.
Luật Quốc tịch Việt Nam quy định rằng “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ khi Luật này có quy định khác”.
Công dân việt nam có được 2 quốc tịch không?
Công dân Việt Nam chỉ sở hữu một hộ chiếu và có một quốc tịch là Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, Việt Nam cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch, điều này được quy định trong Luật Quốc tịch năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, cho phép công dân Việt Nam giữ quốc tịch gốc và có quyền nhập quốc tịch ở quốc gia mà họ đang sinh sống.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch năm 2014 cho phép một số trường hợp được sở hữu hai quốc tịch bao gồm: người được Chủ tịch nước cho phép; người Việt Nam muốn trở lại quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã sở hữu quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong thực tế,, nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu quốc tịch và hộ chiếu từ nước đó (tuân theo luật pháp của từng quốc gia, không bắt buộc công dân Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch). Vì vậy việc công dân Việt Nam sở hữu hai quốc tịch và sử dụng đồng thời hai hộ chiếu không vi phạm quy định pháp luật.
3. Các trường hợp người Việt có thể mang 2 quốc tịch
Luật việt nam có cho phép 2 quốc tịch không? Người Việt chỉ được phép có 2 quốc tịch trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai: Theo khoản 2 và 3, Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, có một số trường hợp đặc biệt mà người có thể nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài. Các trường hợp này bao gồm:
a) Là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Đóng góp, có công trong việc xây dựng phát triển nhà nước Việt Nam;
c) Mang lại lợi ích cho sự phát triển Việt Nam.
Theo Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ, những trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Đóng góp, có công trong việc xây dựng phát triển nhà nước Việt Nam, việc nhập quốc tịch song song giữ quốc tịch nước ngoài có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
- Việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài không ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài.
- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để phương hại đến lợi ích, quyền hợp pháp của tổ chức, cơ quan và cá nhân. Đồng thời không xâm hại an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, an toàn xã hội của tổ quốc Việt Nam.
Thứ ba: Theo quy định tại khoản 5, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam, người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ những trường hợp đặc biệt ví dụ như được Chủ tịch nước Việt Nam cho phép. Các trường hợp đặc biệt bao gồm:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Đóng góp, có công trong việc xây dựng phát triển nhà nước Việt Nam;
c) Mang lại lợi ích cho sự phát triển Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài. Các điều kiện bao gồm:
1) Đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam;
2) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi trở lại quốc tịch Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;
3) Việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài không ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài;
4) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để phương hại đến lợi ích, quyền hợp pháp của tổ chức, cơ quan và cá nhân. Đồng thời không xâm hại an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, an toàn xã hội của tổ quốc Việt Nam.
Một số trường hợp người Việt Nam mang hai quốc tịch
4. Thông tin cần biết với người có 2 quốc tịch
Một số thông tin cần biết cho người có 2 quốc tịch như sau:
- Sử dụng hộ chiếu quốc tịch hiện có: Bạn cần sử dụng hộ chiếu của quốc tịch hiện tại khi ra và vào nước đó. Ví dụ nếu bạn có quốc tịch Việt Nam và Mỹ, khi rời Mỹ, bạn cần sử dụng hộ chiếu Mỹ, và khi nhập cảnh Việt Nam, bạn cần sử dụng hộ chiếu Việt Nam và ngược lại.
- Xuất trình cả hai hộ chiếu khi check-in: Khi làm thủ tục check-in với hãng hàng không, bạn cần xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh rằng bạn không cần visa cho quốc gia đến.
- Linh hoạt sử dụng hộ chiếu trong các quốc gia thứ ba: Khi đến quốc gia thứ ba, bạn nên linh hoạt sử dụng hộ chiếu phù hợp với chính sách cửa khẩu của quốc gia đó. Ví dụ, nếu bạn có hộ chiếu Australia và Việt Nam, bạn có thể sử dụng hộ chiếu Australia để nhập cảnh Nhật Bản vì không cần visa, và sử dụng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh Indonesia vì được miễn visa, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng quốc gia.
- Không xin visa để vào quốc gia đang giữ quốc tịch: Không bao giờ xin visa để nhập cảnh vào quốc gia bạn đang sở hữu quốc tịch đó. Công dân của một quốc gia không cần visa để vào nước của mình. Ví dụ, bạn có thể gặp trường hợp nhân viên đại lý du lịch không biết rằng bạn không cần visa dán vào hộ chiếu Việt Nam khi mua vé máy bay đi Mỹ, dù bạn đã có cả hai quốc tịch này.
- Mang theo tất cả hộ chiếu khi đi du lịch hoặc công tác: Bạn nên mang theo tất cả hộ chiếu khi đi du lịch hoặc công tác đến bất kỳ quốc gia nào. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán khi cần thiết hoặc trong những trường hợp khẩn cấp.
Quyền lợi của người có 2 quốc tịch là gì?
Trong bài viết trên, chúng ta đã có câu trả lời cho việc hai quốc tịch là gì? Việt Nam có cho 2 quốc tịch không? Dù cho có được hai quốc tịch hay không, quan trọng nhất là bạn nên hiểu rõ quy định và yêu cầu của từng quốc gia về việc sử dụng hộ chiếu và visa. Liên hệ ngay đến ALLY – công ty chuyên tư vấn định cư Canada, đầu tư Châu Âu và quốc tịch Caribbean nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp về việc sở hữu hai quốc tịch nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tòa nhà Opal Office, Văn phòng 03, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 028 9998 9988
Website: https://aiic.vn
Facebook: https://facebook.com/allytuvandautudinhcu
Email: info@aiic.vn