Khối thịnh vượng chung là gì? Có những nước nào?

Trong quá khứ, Đế quốc Anh từng là một trong những quốc gia hùng mạnh bậc nhất khi liên tục bành trướng, mở rộng lãnh thổ trên khắp các lục địa. Ngày nay, mặc dù Đế quốc Anh không còn nữa, nhưng tầm ảnh hưởng của quốc gia này trên bản đồ kinh tế – chính trị thế giới vẫn vô cùng to lớn. Sự thịnh vượng này được tiếp tục duy trì và phát triển thông qua sự hình thành của Khối thịnh vượng chung – Commonwealth. Vậy, hoạt động của tổ chức này có đặc trưng gì, giá trị mà khối mang lại như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

1. Khối thịnh vượng chung là gì?

Với những ai quan tâm về kinh tế  – chính trị thế giới, tên gọi Khối thịnh vượng chung – Commonwealth hẳn đã không còn quá xa lạ. Đây là Hiệp hội Liên Chính phủ với sự tham gia hiện tại của 54 quốc gia có chủ quyền độc lập và bình đẳng thực hiện liên kết nhằm hướng đến mục tiêu là tạo nên sự thịnh vườn, hòa bình và dân chủ cho các nước thành viên.

Biểu tượng cờ của Khối thịnh vượng chung – Commonwealth

Commonwealth được thành lập bao gồm Anh Quốc và các nước trước đây từng là thuộc địa của Đế quốc Anh, cho tới nay, các nước này vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Anh sau khi tuyên bố độc lập. Qua nhiều thập kỷ thành lập và phát triển, số lượng thành viên của khối này có biến động nhưng chủ yếu theo hướng mở rộng.

Một số quốc gia rời khối nhưng sau đó lại tái gia nhập như Nam Phi, Gambia,…. Ireland là trường hợp đặc biệt khi đây là một trong những thành viên chủ chốt sáng lập ra khối nhưng sau đó lại rời khỏi khối. Tuy nhiên, Ireland sau đó đã ký hiệp ước riêng với Vương Quốc Anh, nâng tầm quan hệ giữa 2 nước.

Một vài sự thật thú vị về Khối thịnh vượng chung Anh mà có thể bạn chưa biết:

– Tổng diện tích các nước thành viên trong khối ~ 1/3 diện tích thế giới. Trong đó, Canada, Ấn Độ, Úc là những nước có lãnh thổ rộng lớn. Và chỉ tính 0 quốc gia này đã có tổng dân số vào khoảng 2.5 tỷ người.

– Khối Commonwealth bao gồm các nước có nền kinh tế hàng đầu và có cả những nước nhỏ đang phát triển hay các quốc đảo.

– Việc gia nhập khối giúp các nước thành viên nhận được nhiều hỗ trợ từ Anh. Trong đó, nổi bật nhất là quy định về miễn visa đến Vương Quốc Anh (UK). Hiện nay, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện phát triển khối, nhà đầu tư có thể trở thành công dân của Khối thông qua các chương trình đầu tư định cư để nhập quốc tịch vào các nước thành viên.

Bản đồ các nước thuộc Khối thịnh vượng chung

2. Khối thịnh vượng chung gồm những nước nào?

Các nước Khối thịnh vượng chung phát triển và mở rộng không ngừng qua thời gian. Từ 4 quốc gia ban đầu là Vương quốc Anh, Canada, Australia, New Zealand, hiện nay, khối đã có tới 54 quốc gia thành viên. Cụ thể:

Thành viên của Khối thịnh vượng chung

Quốc gia

Ngày trở thành thành viên Khối thịnh vượng chung

Vương quốc Anh, Canada, Australia, New Zealand

1931

Nam Phi (rời đi năm 1961; gia nhập lại năm 1994)

1931 (rời đi năm 1961; gia nhập lại năm 1994)

Ấn Độ,

1947

Pa-ki-xtan

1947 (rời đi năm 1972; gia nhập lại năm 1989)

Sri Lanka (trước đây là Ceylon)

1948

Ghana, Malaysia

1957

Ni-giê-ri-a

1960

Síp, Sierra Leone

1961

Tanzania

1961 (Tanzania năm 1964 khi hợp nhất với Zanzibar [thành viên 1963])

Jamaica, Trinidad và Tobago, Uganda

1962

Kenya

1963

Malaysia, Malta, Zambia

1964

Gambia

1965 (rời đi năm 2013; gia nhập lại năm 2018)

Singapore

1965

Guyana, Botswana, Lesotho, Barbados

1966

Mauritius, Swaziland

1968

Nauru

1968 (thành viên chính thức từ năm 1999)

Tonga, Samoa (trước đây là Tây Samoa)

1970

Fiji

1971 (rời đi năm 1987; gia nhập lại năm 1997)

Băng-la-đét

1972

Bahamas

1973

Grenada

1974

Papua New Guinea

1975

Seychelles

1976

Quần đảo Solomon, Dominica

1978

Tuvalu

1978 (thành viên chính thức từ năm 2000)

Kiribati, Saint Lucia

1979

Saint Vincent và Grenadines

1979 (thành viên chính thức năm 1985)

Vanuatu

1980

Belize, Antigua và Barbuda

1981

Maldives

1982 (gia nhập lại năm 2020)

Saint Kitts và Nevis

1983

Bru-nây

1984

Namibia

1990

Camerun, Mozambique

1995

Rwanda

2009

Gabon, Togo

2022

 

3. Cách thức tổ chức hoạt động của Khối thịnh vượng chung

Khối thịnh vượng chung có mô hình hoạt động hoàn toàn khác với các tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO). Commonwealth hoàn toàn không đưa ra hiến pháp hay các luật lệ khắt khe áp dụng với các nước thành viên.

Khối thịnh vượng chung có nguyên tắc hoạt động riêng.

Các quốc gia trong khối hợp tác – giao lưu với nhau dựa trên chính những tương đồng về văn hóa, dân chủ và nhân quyền. Đồng thời mục đích của các liên kết này cũng hướng tới lợi ích chung về chính trị, kinh tế. Hoạt động của khối được thống nhất dựa trên nguyên tắc nhất trí liên Chính phủ của các quốc gia thành viên. Quá trình này sẽ được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung và các tổ chức phi Chính phủ dưới quyền hạn của khối. Các hoạt động nổi bật của Commonwealth bao gồm:

– Bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững.

– Thúc đẩy mạnh mẽ về thương mại và kinh tế.

– Ủng hộ dân chủ – pháp quyền.

– Phát triển xã hội với mục tiêu bình đẳng giới, giáo dục, y tế và thể thao.

– Hỗ trợ các nước nhỏ, giải quyết triệt để các thách thức mà họ phải đối mặt

Thông qua Quỹ Hợp tác Kỹ thuật của Khối thịnh vượng chung (viết tắt là CFTC), Ban Thư ký của Khối thịnh vượng chung sẽ cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật, phương thức và điều kiện đầy đủ để các mục tiêu này được thực hiện tốt nhất.

4. Lợi ích của công dân Khối thịnh vượng chung

Commonwealth được thành lập giữa sự liên kết giữa các quốc gia thành viên mà không có nghĩa vụ pháp lý với nhau. Thay vào đó, họ liên hiệp thông qua các phương diện về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, dựa trên giá trị về dân chủ, nhân quyền và pháp trị. Dù vậy, theo hiệp ước, công dân tại các nước thuộc Khối thịnh vượng chung vẫn được hưởng các đặc quyền:

Cư dân của Khối được nhận nhiều đặc quyền.

– Tại 16 quốc gia, công dân trong Khối có thể đăng ký bỏ phiếu sau khi đáp ứng các yêu cầu về cư trú. Đối với các nước: Úc, Bermuda và Quần đảo Cayman, công dân không có tư cách đại cử tri, nhưng những cử tri đã đăng ký trước đó vẫn có thể bỏ phiếu bầu cử.

–  Các công dân thuộc Khối cũng đầy đủ điều kiện để làm việc tại 01 hoặc 02 viện của cơ quan lập pháp tại các nước: Jamaica, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenada, và Vương quốc Anh.

– Tất cả các công dân thuộc Khối có thể nhận được sự hỗ trợ lãnh sự quán của của Anh tại các quốc gia không thuộc Khối thịnh vượng chung do nước sở tại chưa có đoàn ngoại giao. Được hỗ trợ tối ưu để xin hộ chiếu khẩn cấp của Anh, nếu giấy tờ thông hành của họ bị mất và đã được chính phủ quốc gia của họ cho phép.

– Úc là quốc gia có chính sách cấp giấy tờ tùy thân trong những trường hợp đặc biệt cho các công dân thường trú thuộc Khối không thể có được giấy tờ đi lại hợp lệ từ nước sở tại và phải đi gấp.

– Khi cư trú tại Vương quốc Anh, công dân trong Khối hoàn toàn được miễn đăng ký với cảnh sát địa phương.

5. Giới thiệu một số chương trình định cư thuộc Khối thịnh vượng chung

Khối thịnh vượng chung có cách thức hoạt động dựa trên những nền tảng về văn hóa, lịch sử, các giá trị về bình đẳng, nhân quyền. Vì vậy, công dân thuộc Khối được hưởng rất nhiều lợi ích thiết thực. Đó cũng là lý do trong nhiều năm trở lại đây, các thông tin về định cư tại các nước trong Khối Commonwealth được nhiều người quan tâm.

Các chương trình định cư thuộc Khối thịnh vượng chung được nhiều người quan tâm.

Thấu hiểu điều này, ALLY- đơn vị chuyên tư vấn định cư với nhiều năm kinh nghiệm đã triển khai tư vấn cho khách hàng với nhiều chương trình định cư thuộc Khối thịnh vượng chung đầy chất lượng. Khách hàng khi được cấp Golden visa/PR/quốc tịch các nước trong khối sẽ được hưởng nhiều đặc quyền như: nền giáo dục tiên tiến, hệ thống y tế hiện đại, môi trường sống trong lành, chất lượng cuộc sống được đảm bảo,….

Một vài chương trình định cư hấp dẫn tại ALLY dành cho bạn tham khảo như:

– Chương trình định cư Canada: cấp thường trú nhân (PR) cho người nước đến Canada sinh sống theo diện tay nghề (Skilled Worker Immigration). Chương trình này dành cho người nhập cư có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc ở ngành nghề được chính phủ Canada chào đón.

– Chương trình định cư Grenada: cho phép người nước ngoài nhập tịch Grenada thông qua các hình thức như đầu tư bất động sản hoặc đóng góp Quỹ phát triển quốc gia.

– Chương trình định cư Saint Lucia: cho phép nhà đầu tư và gia đình lấy quốc tịch Saint Lucia dưới hình thức đóng góp cho Quỹ phát triển quốc gia hoặc đầu tư bất động sản được phê duyệt, hoặc các hình thức đầu tư khác như: đầu tư trái phiếu Chính phủ hay đầu tư vào dự án doanh nghiệp. Định cư tại Saint Lucia, cư dân sẽ được miễn visa đi đến 147 nước toàn cầu (trong khối EU và khối Schengen). ALLY thực hiện chương trình này trong khoảng thời gian rất nhanh chóng, chỉ khoảng 7-8 tháng.

Với những thông tin giới thiệu về Khối thịnh vượng chung – Commonwealth được cung cấp trên. Có thể thấy đây là tổ chức hợp tác – liên kết dựa trên những mục tiêu về bình đẳng, nhân quyền và các giá trị văn hóa. Trở thành công dân của Khối là mục tiêu theo đuổi của rất nhiều người. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về các chính sách định cư hãy liên hệ với ALLY –  công ty chuyên tư vấn định cư Canada, đầu tư Châu Âu và quốc tịch Caribbean để được tư vấn tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Tòa nhà Opal Office, Văn phòng 03, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 028 9998 9988

Website: https://aiic.vn

Facebook: https://facebook.com/allytuvandautudinhcu

Email: info@aiic.vn

028 9998 9988