Visa Thổ Nhĩ Kỳ: phân loại, thủ tục và các thắc mắc thường gặp

Với vị trí địa lý đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến lý tưởng cho nhiều khách du lịch. Vậy để nhập cảnh nào quốc gia này thủ tục cần những gì? Visa Thổ Nhĩ Kỳ có khó xin không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

1. Có cần xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ không?

Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước có lãnh thổ phần lớn nằm ở vùng Tây Á và một phần ở Đông Nam Âu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn cách Việt Nam 4 múi giờ (khoảng cách từ thủ đô Hà Nội đến Istanbul vào khoảng 7.500km. Đặc biệt, quốc gia này không áp dụng chính sách miễn visa cho công dân Việt Nam. Do đó, nếu bạn muốn sở hữu hộ chiếu phổ thông, bạn bắt buộc phải xin visa Thổ Nhĩ Kỳ cho dù mục đích đi là như thế nào.

2. Xin visa Thổ Nhĩ Kỳ có khó không?

Cũng như nhiều quốc gia khác, Thổ Nhĩ Kỳ rất cởi mở với công dân đến từ nhiều đất nước, lãnh thổ khác nhau. Họ sẵn sàng cho phép bạn nhập cảnh. Chỉ cần bạn xác minh được mục đích đi rõ ràng, chi phí cho chuyến đi cũng như kế hoạch trở về đúng thời hạn đã quy định.

Chính vì vậy, nếu bạn có mục đích đi Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn toàn chính đáng thì không cần phải lo lắng. Ngoài ra, nếu như trong trường hợp hồ sơ  của bạn chưa đủ thuyết phục, bạn có thể bổ sung bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như bạn có thể bổ sung thêm bằng chứng hoặc dành thời gian đi du lịch một số quốc gia Châu Âu… Đây được xem là  những phương án hữu ích để bạn có thể dễ dàng chính thức xin visa đi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Các loại visa đi Thổ Nhĩ Kỳ phổ biến

Hiện nay có rất nhiều loại visa đi Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, tùy vào mục đích bạn nhập cảnh mà sẽ có các loại visa phổ biến như sau:

3.1. Visa đi Thổ Nhĩ Kỳ ngắn hạn

Đối với loại visa này lại được chia thành 2 loại: visa đi một lần và visa đi nhiều lần. Khi bạn sử dụng loại visa 1 lần, chúng sẽ có hiệu lực trong vòng 1 tháng kể từ ngày cấp, bạn được đến Thổ Nhĩ Kỳ với thời gian lưu trú là 90 ngày. Đồng thời, loại visa này sẽ được cấp cho những người có nhu cầu nhập cảnh với mục đích thăm người thân và du lịch.

Ngược lại, visa nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần cho phép bạn lưu trú đến 5 năm. Ngoài ra, công dân sẽ được đến Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần với thời gian lưu trú lên đến 3 tháng cho mỗi lần nhập cảnh.

3.2. Visa đi Thổ Nhĩ Kỳ quá cảnh

Thời hạn tối đa của loại visa đi Thổ Nhĩ Kỳ quá cảnh là 3 tháng. Đồng thời, loại visa này còn cho phép bạn quá cảnh tại sân bay. Sau đó, công dân có thể tiếp tục hành trình đến các quốc gia khác.

3.3. Visa đi Thổ Nhĩ Kỳ du học

Đối với loại hình visa đi du học tại Thổ Nhĩ Kỳ, đối tượng được thụ hưởng chính là các du học sinh. Bạn có thể là học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Mục đích nhập cảnh của bạn là có nguyện vọng theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các khóa học khác ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

3.4. Visa đi Thổ Nhĩ Kỳ làm việc

Loại visa di theo Thổ Nhĩ Kỳ theo hình thức làm việc được áp dụng cho những người lao động. Họ đa phần muốn đến quốc gia này để lao động hoặc đào tạo. Visa đi theo diện này cho phép công dân chỉ được nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ 1 lần.

3.5. Visa Thổ Nhĩ Kỳ để định cư

Loại hình visa này được xem là có thời gian lưu trú lâu nhất. Nó được áp dụng cho những ai muốn học tập, sinh sống và làm việc lâu dài tại Thổ Nhĩ Kỳ. Để được cấp loại visa định cư, điều đầu tiên là bạn cần xin được visa du học, visa lao động. Sau đó thì bạn mới dễ dàng để tiếp tục xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ với thời gian cư trú dài hạn.

4. Thủ tục xin visa Thổ Nhĩ Kỳ

Bạn có thể xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ bằng 2 cách sau đây:

  1. 4.1 Cách 1: Xin visa qua Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội

Đối với cách xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ này, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ theo từng bước như sau:

Bước 1: Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm:

Về hồ sơ hộ tịch:

  • Hộ chiếu gốc có thời hạn sử dụng ít nhất là 6 tháng (tính từ ngày khởi hành). Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị cả hộ chiếu cũ ( nếu có).
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân sao y bản chính (có công chứng).
  • Sao y công chứng các giấy tờ khác liên quan. Chẳng hạn giấy khai sinh của các con (nếu có con đi cùng).
  • Sao y công chứng toàn bộ sổ hộ khẩu gia đình.
  • Giấy đăng ký kết hôn (giấy ly hôn) sao y công chứng.
  • Mẫu đơn xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ theo mẫu của Đại sứ quán. Bạn cần điền đầy đủ thông tin một cách chi tiết, đầy đủ và đúng theo hướng dẫn và ký tên.
  • 02 ảnh 4x6cm. Ảnh thẻ cần chụp phông trắng, thời gian chụp ít nhất là 06 tháng.

Lưu ý: Đối với trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi muốn nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không đi cùng bố mẹ ruột thì phải có giấy ủy quyền của bố mẹ ruột đưa cho người đi cùng. Còn trường hợp trẻ em chỉ đi cùng với bố hoặc mẹ thì cũng phải có giấy ủy quyền của người còn lại.

Về hồ sơ giấy tờ công việc:

Nếu bạn là cán bộ hoặc nhân viên thì cần chuẩn bị giấy tờ gồm:

  • Bản sao Hợp đồng lao động hoặc Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm của công ty.
  • Bảng lương cả 03 tháng gần nhất.
  • Đơn xin nghỉ phép của công ty để đi du lịch.
  • Sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế của bản thân.

Đối với trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp thì chuẩn bị giấy tờ như sau:

  • Sao y bản chính và công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Doanh thu qua hệ thống máy POS (nếu có).
  • Trường hợp doanh nghiệp của bạn thu chi bằng tiền mặt, bạn vui lòng cung cấp giấy tờ bảng doanh thu hàng tháng của công ty.
  • Hóa đơn Thuế của doanh nghiệp.
  • Báo cáo thuế của công ty trong vòng 03 tháng gần nhất.

Nếu bạn là người đã nghỉ hưu:

Trường hợp này, người đăng ký chỉ cần sao y công chứng Quyết định hưu trí hoặc Sổ lĩnh lương hoặc Thẻ hưu trí là được.

Nếu bạn vẫn là học sinh hoặc sinh viên:

  • Sao y và công chứng Sổ hoặc thẻ học sinh (sinh viên).
  • Đơn xin nghỉ học để đi du lịch có đóng dấu và xác nhận của nhà trường.
  • Về hồ sơ tài chính:
  • Bạn cần chuẩn bị sổ tiết kiệm hoặc Giấy xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng. Số dư cần đạt tối thiểu 100 triệu đồng ( ngày trên giấy xác nhận số dư cách ngày nộp hồ sơ xin visa tối đa là 14 ngày).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở hoặc đất (nếu có).
  • Bảng sao kê tài khoản trong vòng 03 tháng gần nhất. Nếu như bạn nhận lương băng hình thức chuyển khoản thì cần highlight các khoản lương cụ thể. Còn nếu bạn nhận lương bằng tiền mặt thì vui lòng cung cấp Giấy xác nhận lương trong vòng 03 tháng gần nhất.
  • Sao kê thẻ tín dụng cùng với thời gian 03 tháng gần nhất.
  • Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

Về hồ sơ chuyến đi:

  • Thư mời gốc của Công ty du lịch Thổ Nhĩ Kỳ để nêu rõ mục đích của chuyến đi. Ngoài ra, thư mời này cần phải có thông tin về các địa điểm tham quan, thời gian bạn lưu trú và nơi lưu trú cụ thể tại quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Để có được giấy tờ này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty du lịch trung gian tại Việt Nam để xin được Giấy giới thiệu và giấy bảo lãnh.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty bạn đăng ký đi du lịch.
  • Giấy hoặc thông tin về việc xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi.
  • Xác nhận đặt phòng khách sạn.
  • Trong trường hợp bạn đi thăm thân nhân thì cần phải có giấy hoặc thư mời của người thân cùng địa chỉ nhà cụ thể tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Giấy tờ bảo hiểm cho chuyến đi.
  • Lịch trình cụ thể của chuyến đi. Chẳng hạn như các địa điểm tham quan, địa chỉ lưu trú hoặc thông tin ngày bạn đến và rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ…

Nếu trường hợp bạn có giấy tờ bảo lãnh bên Thổ Nhĩ Kỳ, bạn cũng cần bổ sung giấy thông tin liên quan chứng minh rằng người đứng ra bảo lãnh hiện đang sinh sống tại quốc gia này. Ngoài ra, họ không bị hạn chế về thời gian sinh sống và làm việc tại đây. Đồng thời, giấy tờ bảo lãnh cần phải được hợp thức hóa lãnh sự và có giá trị trong vòng 06 tháng.

Tất cả hồ sơ và giấy tờ liên quan chứng minh tài chính của người đứng ra bảo lãnh bao gồm: Bản sao phiếu lương, bảng thu nhập đã tính thuế và những giấy tờ chứng minh được thu nhập từ nhiều nguồn khác (nếu có). Thời gian của mọi giấy tờ đều phải là thời gian gần nhất, ít nhất là 03 tháng.

Bản photo công chứng chứng minh nhân dân của người đứng ra bảo lãnh, hoặc bản sao thẻ cư trú vô thời hạn của họ. Bản gốc hợp pháp hóa lãnh sự xác nhận rằng các thành viên trong gia đình của người bảo lãnh.

Lưu ý:

Tất cả hồ sơ, giấy tờ kể trên bằng Tiếng Việt cần phải được dịch thuật và công chứng sang Tiếng Anh hoàn toàn. Bạn cần liên hệ đơn vị dịch thuật có uy tín, có thẩm quyền trước khi nộp. Ngoài ra, nếu như trình độ ngoại ngữ của bạn tốt, chúng tôi khuyên bạn nên viết 1 lá thư bằng Tiếng Anh. Trong thư cần thể hiện được mong muốn tham quan du lịch và trải nghiệm về con người và đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Bước 2: Đặt lịch hẹn với Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Để làm thủ tục xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài việc cung cấp và chuẩn bị các giấy tờ liên quan, bạn bắt buộc phải đặt lịch hẹn trước với Đại sứ quán. Việc làm này giúp bạn nắm rõ được lịch làm việc cụ thể của họ cũng như bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị tốt các hồ sơ, tránh việc thiếu sót giấy tờ không đáng có.

Thông tin liên hệ cụ thể của Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam như sau:

  • Địa chỉ: Tầng 14 tòa nhà Central Office Building, số 44B, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84) 24 38222 460.
  • Fax: (+84) 24 38222 458.
  • Website: www.hanoi.emb.mfa.gov.tr
  • Email: embassy.hanoi@mfa.gov.tr

Lịch làm việc của Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam là từ 9h sáng đến 12h trưa các ngày thứ 2, 4 và 6 hàng tuần. Nếu bạn đến trực tiếp trụ sở Đại sứ quán cần phải lấy giấy hẹn ngay tại văn phòng. Còn nếu bạn nộp hồ sơ xin visa qua công ty dịch vụ, bạn có thể đăng ký tài khoản online cá nhân để đặt lịch hẹn qua website của công ty đó.

Đại sứ quán của Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam chỉ có trụ sở duy nhất tại Hà Nội. Chính vì vậy, tất cả các tỉnh thành trên cả nước nếu muốn làm thủ tục xin visa cần phải gửi hồ sơ ra Hà Nội. Hoặc bạn có thể nhờ công ty làm dịch vụ visa uy tín để làm giúp bạn.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa

Sau khi bạn đã hoàn thành 2 trước như trên, bạn hãy mang hồ sơ cùng các giấy tờ liên quan đến trụ sở của Đại sứ quán. Bạn cần lưu ý  rằng hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối nếu bạn quên mang theo giấy hẹn. Do đó, việc bạn chuẩn bị giấy tờ cần phải cẩn thận và đặt lịch hẹn để lấy giấy hẹn là cực kỳ quan trọng.

Bước 4: Chờ đại sứ quán xét duyệt hồ sơ và nhận kết quả

Thời gian để xét duyệt hồ sơ xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ là khoảng 2 đến 3 tuần. Nhưng cũng có trường hợp hồ sơ cần thời gian lâu hơn (đối với những trường hợp đặc biệt). Do đó, kinh nghiệm để bạn có thể xin visa sớm là bạn nên nộp hồ sơ trước ngày dự kiến khởi hành ít nhất là khoảng 3 tuần.

Ngoài ra, trong quá trình cơ quan Đại sứ quán xét duyệt hồ sơ, họ có thể yêu cầu bạn bổ sung giấy tờ hoặc liên hệ bạn đến trực tiếp để phỏng vấn. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian xin visa của bạn và gia đình. Vì vậy, công dân cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ hồ sơ và giấy tờ liên quan.

Sau khi đã xét duyệt và bên Đại sứ quán thông báo kết quả, bạn có thể đến tận trụ sở để nhận. Mặt khác, bạn có thể thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh đã đăng ký với công ty dịch vụ visa để nhận lại giấy tờ và hồ sơ.

  1. 4.2  Cách 2: Xin e-visa Thổ Nhĩ Kỳ trên website

Ngoài cách xin visa trực tiếp như trên, công dân Việt Nam có thể xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách online. Chúng còn có tên gọi khác là e-visa hoặc visa điện tử. Tuy nhiên, đối với cách xin visa này có mặt hạn chế là chỉ áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể. Cụ thể như sau:

  • Người đăng ký phải có visa hoặc thẻ cư trú của một trong những nước thuộc khối Schengen hoặc các nước như Mỹ, Anh và Ireland.
  • Mục đích nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 2 dạng: du lịch hoặc công tác. Nếu như bạn nhập cảnh vào quốc gia này với mong muốn học tập hoặc lao động thì bạn cần phải xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp tại Đại sứ quán của quốc gia này.
  • Visa hoặc thẻ cư trú của bạn tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn thời hạn ngay tại thời điểm nhập cảnh vào đất nước này.
  • Bạn cần phải đăng ký thanh toán lệ phí xin e-visa đi Thổ Nhĩ Kỳ qua mạng bằng thẻ Master Card hoặc Visa Card.
  • Người đăng ký xin visa bằng hình thức này cần phải sử dụng vé máy bay khứ hồi của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines hoặc Pegasus Airlines). Nếu bạn không đăng ký thông qua 2 hãng bay này thì e-visa của bạn sẽ không giá trị.

Vì sở hữu nhiều đặc thì riêng, nên cách xin visa bằng e-visa cũng cần bạn chuẩn bị đầy đủ và chi tiết gồm các bước sau đây:

Bước 1: Khai báo thông tin liên quan

Đối với cách xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách online, bạn không cần chủ bị hồ sơ và giấy tờ như cách thông thường. Bạn chỉ cần truy cập  vào website: http://www.evisa.gov.tr/en/ để khai báo các thông tin cần thiết là được. Cụ thể: Bạn click vào mục “Apply now”, sau đó click tiếp vào mục “ Country/ Region” và chọn “Vietnam”. Tiếp đến, bạn nhấn chọn “Ordinary Passport” tại mục “Travel Document”. Cuối cùng là bạn gõ mã “Security Verification” và chọn “Save and Continue”.

Bước 2: Xác nhận các điều kiện

Ở bước này, bạn cần xác nhận và kiểm tra lại xem mình đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện xin e-visa hay chưa? Cụ thể bạn nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích như thế nào? (du lịch, học tập hay làm việc…). Ngoài ra, bạn đang có sở hữu Visa hay các thẻ cư trú của một trong các nước thuộc khối Schengen hoặc nước Mỹ, Anh hoặc Ireland hay không?

Mặt khác, bạn cũng cần kiểm tra xem hộ chiếu của mình còn thời hạn trong khoảng thời gian bạn ở lại Thổ Nhĩ Kỳ không? Hoặc việc bạn bắt buộc phải nhập cảnh quốc gia này bằng đường hàng không? Sau khi kiểm tra hết một lượt, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện và tiêu chí trên, bạn chọn “Save and Continue” là đã hoàn thành xong.

Bước 3: Khai báo các thông tin cá nhân liên quan

Khi thực hiện bước khai báo này, người đăng ký cần lưu ý ở mục “Type of Supporting Doc”. Bởi bạn chỉ được chọn 1 trong 2 hình thức là “Visa” (thị thực) hoặc “Residence permit” (thẻ cư trú). Cuối cùng là bạn sẽ khai đầy đủ thông tin cá nhân và nhấn chọn “Save and Continue”. Ở bước này bạn cũng cần lưu ý, trường thông tin ở “Mother’s name” và Father’s name” không bắt buộc nên bạn có thể bỏ qua phần này.

Sau khi hoàn thành bước 3, thông tin cá nhân của người đăng ký sẽ được hiển thị thêm một lần nữa. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thật cẩn thận trước khi lưu và gửi đi tất cả thông tin này. Nếu thông tin chưa đúng hoặc có phần thiếu xót, bạn có thể chỉnh sửa bằng cách chọn nút “Edit”. Cuối cùng, bạn chọn “Verity” sau khi đã kiểm tra xong để nộp hồ sơ đăng ký e-visa.

Bước 4: Xác nhận thông tin đăng ký qua mail

Sau khi đã hoàn thành việc đăng ký xin visa, bạn sẽ nhận được thông báo qua email. Việc làm này nhằm xác thực tài khoản email mà bạn đã cung cấp. Bạn cần kiểm tra kỹ xem hộp thư đến có mail nào báo xác nhận hay không? Nếu không có, bạn có thể vào mục Spam hoặc hộp thư rác để kiểm tra. Cuối cùng, bạn bấm chọn “Approve” là được.

Bước 5: Thanh toán chi phí xin e-visa đi Thổ Nhĩ Kỳ

Khi đã hoàn thành việc xác thực mail, bạn sẽ được chuyển hướng đến thanh toán. Người đăng ký cần điền đầy đủ thông tin của thẻ Master Card hoặc Visa Card theo yêu cầu. Sau cùng là bạn click  vào “Make Payment” để hoàn tất việc thanh toán lệ chí cho việc xin e-visa với giá là 20 USD. Khi bạn đã hoàn tất chi phí, bên e-visa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gửi đến email của bạn. Cuối cùng, người đăng ký chỉ việc in và xuất trình e-visa và hộ chiếu, vé máy bay tại quầy nhập cảnh.

5. Giải đáp về các câu hỏi thường gặp về visa Thổ Nhĩ Kỳ

Visa Schengen có đi được Thổ Nhĩ Kỳ không?

Hiện tại, khối Schengen có đến 26 quốc gia khác nhau. Trong đó, có đến 22 quốc gia nằm trong khối Liên minh Châu Âu (EU). Ngoài ra, visa Schengen cho phép bạn nhập cảnh vào các nước thuộc khối này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại không thuộc Liên minh Châu Âu cũng không thuộc các nước khối Schengen. Vì vậy, cho dù bạn nhập cảnh quốc gia này với bất kỳ mục đích gì cũng phải bắt buộc làm thủ tục xin visa.

Thổ Nhĩ Kỳ miễn visa cho nước nào?

Với mục đích thúc đẩy du lịch cũng như thương mại, kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác. Nhất là các nước thuộc Liên minh Châu Âu nên Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo về việc thỏa thuận miễn visa đối với một số nước. Cụ thể, công dân thuộc 6 quốc gia Áo, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh. Họ được miễn visa với thời gian 90 ngày đi đến du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đồng thời, việc quốc gia này miễn visa cho một vài nước được xem là bước đệm để bước đến các thỏa thuận khác. Chẳng hạn như việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Schengen. Khối này bao gồm các nước như: Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức…

Có cần chứng minh tài chính khi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ?

Khi xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ bạn cần phải chứng minh được khả năng tài chính của bản thân. Bởi đây là yêu cầu bắt buộc để công dân chuẩn bị hồ sơ xin visa nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, điều này còn giúp cho Đại sứ quán thấy được bạn là người có đủ khả năng để chi trả cho chuyến đi. Hơn nữa, chúng còn giúp bạn chứng minh được bạn qua bên đó du lịch rồi sẽ trở về chứ không phải sang rồi trốn lại luôn.

Xin visa Thổ Nhĩ Kỳ tốn bao nhiêu chi phí?

Đối với cách xin visa trực tiếp tại trụ sở Đại sứ quán, chi phí sẽ là 60 USD. Còn  trường hợp bạn xin e-visa thì lệ chí là 20 USD. Ngoài phí cố định trên, bạn còn tốn thêm các chi phí liên quan như: phí dịch thuật, phí công chứng giấy tờ, chi phí đi lại…

Trường hợp nào có thể bị rớt visa Thổ Nhĩ Kỳ?

Hồ sơ xin visa bị rớt sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại thì có 3 nguyên nhân cụ thể sau đây:

  • Bạn không chứng minh được khả năng tài chính của bản thân.
  • Người đăng ký không chứng minh được thu nhập trong 03 tháng gần nhất.
  • Công việc của bạn không ổn định, hoặc bạn thất nghiệp.

Thời hạn của Visa Thổ Nhĩ Kỳ là bao lâu?

Tùy vào mục đích bạn xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ mà visa sẽ có thời hạn khác nhau. Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào loại hình visa mà bạn được cung cấp. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ để biết được visa của mình sử dụng được bao lâu sẽ hết hạn.

Nên xin visa Thổ Nhĩ Kỳ vào thời gian nào?

Việc bạn xin visa để nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ vào thời gian nào là tốt nhất là tùy vào mỗi khách hàng.  Bạn có thể tự chọn thời điểm thuận tiện nhất, phù hợp với quỹ thời gian, công việc của bản thân để xin visa. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu khí hậu, thời tiết của Thổ Nhĩ Kỳ để chọn được thời gian làm visa để đi du lịch sao thoải mái nhất.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu và cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích về vấn đề xin visa Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu bạn muốn có những trải nghiệm thú vị tại quốc gia xinh đẹp này, hãy liên hệ ngay với ALLY. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ visa Thổ Nhĩ Kỳ uy tín và chuyên nghiệp nhất. Để được các chuyên gia và luật sư hàng đầu của ALLY tư vấn về thủ tục, quy trình và các tiện ích khác, bạn hãy gọi vào số Hotline: 028 9998 9988 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

028 9998 9988